Kinh nghiệm chụp ảnh dã ngoại đơn giản cho người mới chụp

Ở bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến bạn những kinh nghiệm chụp ảnh dã ngoại cho người mới bắt đầu. Những kỹ thuật này sẽ phần nào giúp bạn trong quá trình tạo những dáng chụp đơn giản và sắp xếp bố cục cho bức ảnh. Bạn sẽ có thể có được điều kiện ánh sáng và vị trí hoàn hảo, nhưng nếu những người trong bức hình trông lúng túng cũng như bố cục không ổn thỏa, hình ảnh sẽ không như mong đợi của bạn.

Mỗi bức ảnh dưới đây là một mẹo giúp bạn có những bức ảnh chụp dã ngoại tuyệt vời hơn.

1. Chụp một bức hình nhìn từ sau lưng

Ngay cả với những người mới, thật dễ dàng để tạo một bức hình chụp ảnh dã ngoại lấy góc nhìn từ đằng sau lưng có mức độ tương tác tốt. Bạn muốn có một bức ảnh lý tưởng hơn nữa? Hãy yêu cầu các đối tượng nói chuyện với nhau trong lúc đi bộ và xem thần thái của họ. Như vậy, trông bức ảnh sẽ hòa hợp, thả lỏng và tự nhiên hơn.

Đối với kiểu chụp này, bạn nên đặt máy về chế độ lấy nét tự động và ống kính zoom. Ảnh chụp trên được tôi thực hiện với ống kính 70 – 200 mm ở khẩu độ f/4. Tỉ lệ nguyên bản của bức ảnh là 3:2, tuy nhiên, tôi quyết định để ảnh hình vuông trong bài viết này.

2. Một số dáng chụp có sự tương tác

Cùng với mẹo đầu tiên, tôi tạo một dáng chụp có sự tương đồng với nhau. Tôi đã sắp xếp để chụp bức ảnh như một đạo diễn phim, đơn giản như việc chỉ cho các cậu bé cách tạo dáng, hướng đi và ghi lại những khoảnh khắc của họ. Tôi không thể nào có được một bức ảnh tuyệt vời nếu chỉ để họ đi lại và tỏ ra vui vẻ. Sẽ hiệu quả hơn nếu tôi đặt họ vào khung cảnh phù hợp, sau khi cân nhắc đến cảnh quan và ánh sáng, nói cho họ biết họ nên làm gì và ghi lại những cử chỉ tự nhiên của họ. Vận dụng Quy Tắc Một Phần Ba khi tạo ra khung cảnh này.

Khi chụp ảnh ngoài trời có nhiều sự góp mặt của phong cảnh nơi dã ngoại, gợi ý cho bạn là sắp đặt bố cục như một bức tranh phong cảnh, sau đó đặt người vào.

3. Tìm hướng sáng và tạo dáng cho mẫu

Sau khi sắp xếp vị trí, quang cảnh và ánh sáng, vị trí ở rìa con đường. Hướng đứng nghiêng một góc 45 độ so với hướng chính diện với ống kính trong khi đầu quay lại nhìn vào máy ảnh, ánh sáng đi từ trái qua.  Trông sẽ đơn giản, tự nhiên, và hơn hết không làm xao lãng các điểm cần tập trung.

4. Kết nối mọi người lại với nhau và dáng chụp với khung cảnh

Với bức ảnh để tông màu trầm mềm của hàng cây phía sau làm nổi bật chúng. Có một “phông nền thứ hai” là hàng rào và nhà kho sẽ khiến bức ảnh có thêm chiều sâu, cho một cái nhìn nhiều hơn ba chiều.

Cách tạo dáng chụp ảnh dã ngoại tự nhiên, và thêm vài phần tinh tế. Không để chút nào một thân hình chính diện ống kính, để những đứa trẻ trông như đang quay người đi và ngoảnh nhìn trở lại. Việc này tạo ra nhiều cảm xúc hơn thông qua ngôn ngữ cơ thể và vị trí đứng.

Như trong bức ảnh trên chiều tương đương nhau cho phép hai đứa trẻ có một không gian của riêng mình trong bức ảnh. Những bàn tay được nắm hờ, hoặc để hờ trên túi, lưu ý trong trường hợp này không để đứa trẻ quàng tay lên vai nhau. Ngoài ra, hai cô gái cầm lấy bông hoa trên tay cập bé đã tạo ra một mối liên kết trong nhóm.

5. Điều hòa màu sắc cho những tông chói hoặc trầm

Khi chụp ảnh dã ngoại bạn cũng cần lưu ý đến kỹ thuật lấy ánh sáng khi chụp ảnh. Khi chụp một bức ảnh có độ sáng cao hoặc tông màu mềm mại, bạn cần “hòa” màu quần áo và màu nền với nhau.

Ví dụ: trắng đi với trắng, kem đi với kem, hoặc những tông màu nhạt đi với màu nhạt, KHÔNG để màu sáng đi kèm màu tối. Ở đây chúng ta quyết định vẻ đẹp của bức ảnh thông qua sự lôi cuốn từ gương mặt, không phải sự tương phản giữa các màu nền.

Cậu bé trong bức ảnh này có đôi mắt rất đẹp, vì vậy tôi không muốn người nhìn tập trung vào thứ gì khác ngoài khuôn mặt. Đồng phục mà cậu bé mặc có màu trắng, nhìn rất hài hòa trong bức ảnh. Ánh mặt trơi vàng chiếu lên người câu bé khiến cho hiệu ứng thị giác trở lên hài hòa hơn.

6. Góc máy ảnh rất quan trọng

Một góc máy phải phù hợp với tầm nhìn của đối tượng. Việc làm này cũng làm mờ màu nền (foreground) đi đáng kể, điều này khiến đối tượng trong ảnh trông rõ hơn. Một lần nữa, tôi lại áp dụng cách tạo dáng trước: chỉ để đầu quay lại chính diện với ống kính với tay được đặt tự nhiên.

Một điều rất quan trọng cần lưu ý khi tạo dáng chụp dã ngoại là: quay người và chân của người mẫu ra khỏi góc chính diện để tránh chụp phải đũng quần. Nếu bạn không biết làm thế nào để tạo dáng cho bàn tay của người mẫu, hãy cho họ cầm một thứ gì đó, nếu không, hãy cố gắng giấu chúng đi càng nhiều càng tốt.

Theo ý kiến của tôi, hãy học cách tạo dáng cho bàn tay trông thật tự nhiên, và sau khi nhận thấy gì không hợp lí, bạn có thể điều chỉnh.

7. Tổng kết

– Tránh để thân và mặt người mẫu quay về cùng một hướng

Cố gắng giữ gương mặt ở góc 45 độ so với thân hình và lấy đó làm điểm khởi đầu

– Khi ngồi, tránh để bàn chân, đầu gối, giày chính diện với máy ảnh

– Hãy chỉ dẫn những đứa trẻ làm một số việc thật tự nhiên khi tạo tương tác cho bức ảnh như nói chuyện với nhau, đá bóng, vân vân.

– Luôn luôn để ý đến nền ảnh, và luôn luôn để cho mỗi người mẫu một khoảng trống riêng để tránh một bức ảnh lẫn lộn

– Dùng tay để chạm, điều này tạo ra các vị trí có tính liên kết

– Khi có thể, hãy làm hài hòa màu trang phục và màu nền 

– Chọn một góc máy thấp khi chụp trẻ nhỏ

– Đặt chế độ làm mờ màu nền (foreground blurring) để làm nổi bật người mẫu

– Sử dụng Quy Tắc Một Phần Ba hoặc Tam Gíac Vàng để cho ảnh đẹp hơn

Trên đây là những kinh nghiệm chụp ảnh dã ngoại từ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp dành cho người mới bắt đầu, hy vong bài viết đem đến mọi người các thông tin bổ ích.