Việc tìm ra bố cục hoàn hảo cho một bức chân dung khó hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Bất cứ ai cũng có thể trỏ máy ảnh vào một người và chụp nhanh bức ảnh, nhưng phải có nhiều kĩ năng và kiến thức kĩ thuật để chụp được một bức ảnh thực sự hấp dẫn và đặc sắc.Và dưới đây là 3 mẹo bố cục trong chụp ảnh chân dung giúp bức ảnh của bạn trở nên hoàn hảo.
KHÔNG ĐỂ NHIỀU HEADROOM Ở PHÍA TRÊN
Headroom là khoảng trống giữa đầu của nhân vật và phía trên cùng của khung hình. Điều quan trọng là phải để khoảng cách này vừa phải. Không làm được vậy thì bạn sẽ có bức ảnh với nhiều khoảng trống phía trên đối tượng hoặc một bức ảnh “bị ép” lên phía trên cùng của hình ảnh. Hai điều này đều làm người xem xao nhãng đối tượng chính.
Khoảng trống này phụ thuộc vào mức độ chặt chẽ mà bạn chụp đối tượng của mình – bạn càng phóng to, bạn càng để lại ít khoảng trống hơn. Điều này nghe có vẻ hơi mơ hồ, và đó là lí do không có quy tắc headroom “đúng”. Chỉ cần chú ý đến nó trước khi chụp và sắp xếp lại bố cục chụp ảnh chân dung cho đến khi khoảng trống này không thu hút sự chú ý của bạn nữa – đó là khi bạn đã làm đúng.
Nếu còn nghi ngờ thì hãy đặt ống kính của bạn ở một góc rộng hơn và chụp được nhiều thứ xung quanh hơn bạn cần. Điều này cho phép bạn có một chút không gian, sau đó, cho phép bạn cắt hoặc sắp xếp lại hình ảnh khi bạn có cơ hội kiểm tra lại hình ảnh trên máy tính.
CHÚ Ý CẨN THẬN VỊ TRÍ CỦA MẮT
Sau khái niệm headroom, bạn cũng cần biết vị trí chính xác của mắt đối tượng. Đôi mắt có thể là điểm nhấn của bức ảnh chân dung và chúng là điều mà hầu hết mọi người sẽ nhìn đầu tiên, vì vậy bạn cần đặt chúng ở vị trí chính xác.
Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng bạn nên làm theo nguyên tắc một phần ba và sắp xếp bố cục bức chân dung sao cho mắt của đối tượng được đặt ở khoảng 1/3 từ mép trên của khung hình. Điều này giúp cho bức chân dung có được sự cân bằng vốn có và tạo cảm giác tự nhiên, dễ chịu. Nguyên tắc bố cục 1/3 này cũng là quy tắc vàng trong nhiếp ảnh được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp áp dụng.
Tất nhiên, có những tình huống mà bạn muốn điều chỉnh vị trí của mắt đối tượng sao cho hiển thị được ít hay nhiều cơ thể hoặc môi trường xung quanh. Điều này không sao cả và bạn không nên sợ thử nghiệm với các bức hình chân dung khác nhau – các quy tắc đều có thể bị phá vỡ. Tuy nhiên, quy tắc một phần ba có tác dụng tốt trong hầu hết các trường hợp và là một điểm khởi đầu tuyệt vời để điều chỉnh thêm và phát triển hơn.
DÙNG ĐỐI TƯỢNG ĐỂ LẤP ĐẦY KHUNG HÌNH
Không có gì tồi tệ hơn một bức ảnh chân dung không có tác động gì với người xem và nguyên nhân phổ biến nhất của việc này là đối tượng không chiếm đủ khung hình. Bạn có thể muốn có càng nhiều thứ càng tốt – khuôn mặt, tóc, cơ thể, môi trường xung quanh… nhưng tất cả những điều này có thể làm người xem phân tâm và làm giảm hiệu quả của toàn bộ bức ảnh. Biết cách tập trung vào điểm nổi bật cũng là một trong những quy tắc bố cục trong chụp ảnh chân dung sẽ giúp bạn có những bức hình đẹp.
Thay vì cố gắng bao gồm càng nhiều chi tiết càng tốt thì hãy làm ngược lại hoàn toàn. Chọn điều thú vị nhất về đối tượng và tập trung hoàn toàn vào đó, loại bỏ những thứ khác. Thông thường, điều này có nghĩa là phóng to khuôn mặt của đối tượng để chụp được những nét mặt và biểu hiện của họ. Đây cũng là cách để cân bằng bố cục khi chụp ảnh profile cá nhân để tạo ra những bức ảnh ấn tượng.
Đừng ngại loại bỏ những phần khác của đối tượng như phía trên cùng hoặc các mặt của đầu họ, tất cả sẽ giúp giảm đi sự phân tâm của người xem và tập trung hơn nữa sự chú ý của họ vào phần quan trọng của bức ảnh. Bạn không nên cắt phần cằm của đối tượng vì điều này làm bức hình trông không tự nhiên, nhưng cũng có tác dụng trong vài trường hợp nhất định nên đừng ngại thử ở trường hợp khác.
Những mẹo về bố cục ảnh chân dung có vẻ đơn giản nhưng lại rất tuyệt vời này thường bị bỏ qua, kết quả là bức ảnh không được đẹp như mong muốn. Hãy thêm những mẹo này vào danh sách của bạn và chắc chắn rằng sẽ áp dụng chúng vào lần tiếp theo khi bạn chụp bạn bè hoặc gia đình, và xem sự khác biệt chúng tạo ra trong những bức ảnh của bạn.